Nghệ thuật Múa rối cạn

16-07-2021 | 6908

Nghệ thuật rối cạn dân gian truyền thống phát triển rộng khắp cả nước với nhiều tên gọi: Miền Bắc: ổi, Lỗi, ổi lỗi, Khối lỗi, Rối, Múa rối, Trò, Trò máy,… (Việt): Mộc thầu hí (Nùng), Slương pấtlạp (Tày), Mụa rội (Mường),… Miền Nam: Hát gỗ, Hát hình, …

Múa rối cạn có nhiều thể loại khác nhau như: Rối tay, rối que, rối dây, rối bóng, rối mặt nạ, rối nhà mồ, rối lốt,… phần lớn các tích trò thường sử dụng các làn điệu chèo,ca trù, tuồng, nhạc cung đình,… để dẫn trò, hát đế và  biểu diễn

mua roi can

– Rối tay: Ít dùng trên sân khấu, còn gặp nhiều trong trò nghi lễ chùa chiền. Rối tay thường được chế tạo đầu bằng gỗ, mình khâu vải (không tay), khi điều khiển nghệ nhân lồng bàn tay vào trong lòng khoét rỗng của đầu hoặc cầm một đoạn cán nối dài cổ.

– Rối que: Rất phổ biến, nhỏ cỡ 30-35 cm. Đầu tạc liền với mình bằng gỗ, gồm cả tóc, tai, khăn, mũ, bàn tay bằng gỗ gọt liền cổ tay hoặc rời. Điều khiển bằng que tre, que sắt cắm vào mình và cổ tay luồn trong áo. Không có chân, cần tạc thêm đính ngoài. Cũng có nơi, có quân tạo hình cỡ lớn, kiểu hình nhân, đầu mình đan bằng nan dùng diễn thờ, xong đem đốt. Đặc biệt đồng bào Bana tạc hình nhân khá lớn bằng gỗ dùng trong lễ bỏ mả và sau lễ bỏ lại trong nhà mồ.Trên sân khấu, nhiều quân rối dùng thêm dây mềm điều khiển phối hợp với rối que.

– Rối máy: Rất thông dụng cả trong đồ chơi, trò chơi và sân khấu. Toàn thân được tạc bằng  gỗ riêng từng bộ phận, nối với nhau bằng khớp lỏng. Thường dùng sơn vẽ mầu thay trang phục vải. Điều khiển bằng que, dây. Nhiều quân là trò riêng. Dùng xen với rối tay, rối que. Chuyên dùng trong rối nước, đồ chơi trẻ em, rối diều, rối gió, rối pháo

– Rối dây : Chỉ thấy xuất hiện ở vùng biên giới Cao Bằng với tên Mộc thầu hí, Slương pấtlạp, đầu rối bằng gỗ, mình nan đan, bàn tay gỗ, bàn máy điều khiển bằng tre, dây tơ, dây gai mềm, không có chân. Rối dùng để diễn trò và tích trò. Sân khấu thường dựng trên chòi làm sẵn ở các chợ, sòng  bạc, …

– Rối bóng:  Mới phát hiện, xưa có ở tỉnh Kiên giang, có thể từ Campuchia truyền sang. Nay không còn.

– Rối mặt nạ: Mặt nạ được làm bằng giấy bồi, xốp, gỗ… được sơn vẽ theo tạo hình nhân vật, khi diễn có thể dùng tay điều khiển, hoặc đeo lên đầu người diễn.

– Rối lốt: Mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây, thường là người mặc lốt nhân vật để  biểu diễn.

Ở Việt Nam, nhân vật trên sân khấu rối rất phong phú, là những nhân vật trong các truyện cổ tích , thần thoại như Lý Thông, Thạch Sanh, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Phù Đổng, …đến các nhân vật hiện đại như Cu Tý, bé Rồng, Anh bộ đội kéo pháo,… Hơn nữa trên sân khấu múa rối những loài động vật, cây cối, nhà cửa, vật dụng… đều có thể trở thành nhân vật có đời sống sinh động và phong phú. Có thể nói sân khấu rối “chấp nhận” mọi sự tưởng tượng phong phú. Các con rối đã biến sự tưởng tượng thành “hiện thực”, không có biên giới ngăn cách cái thật và cái giả, … vì vậy, có nhiều nhà nghiên cứu đã gọi sân khấu rối là “Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ”.

 

thanglongwaterpuppettheater
thanglongwaterpuppettheater
thanglongwaterpuppettheater